• Nhà phân phối độc quyền: Thuốc rối loạn cương dương - Xuất tinh sớm - Tadalafil 5mg - Điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của tăng sản lành tính tuyến tiền liệt ở nam giới trưởng thành. - Hotline miền Bắc: 0886.388.192 - Hotline miền Nam: 0333.200.171
  • Bệnh tê tay chân là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị

      11/05/2021

    Thường xuyên tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân gây ra bệnh tê tay chân là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

    Bệnh tê tay chân là bệnh gì?

    Theo kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, hội chứng tê nhức chân tay là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Cụ thể như:

    • Thoát vị đĩa đệm.

    • Đau thần kinh tọa.

    • Viêm khớp dạng thấp.

    • Hẹp ống sống.

    • Thiếu máu não vì thoát vị chèn ép.

    • Bệnh lý về đa xơ cứng.

    • Tê tay chân do cơ thể suy nhược.

    benh-te-tay-chan-1

    Hội chứng tê nhức chân tay có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý

    Tê tay chân có nguy hiểm không?

    Tê tay chân là một trong các hội chứng phổ biến nhất của bệnh lý về thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh tọa mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải từ thanh thiếu niên cho tới những người cao tuổi. Dấu hiệu của bệnh tê tay chân là những đầu ngón tay hoặc ngón chân thường có cảm giác tê như bị kiến cắn, kim chích rất khó chịu.

    benh-te-tay-chan-2

    Bệnh tê tay chân có thể gây ra các biến chứng không mong muốn

    Tê tay chân thông thường là do những nguyên nhân cơ học gây ra. Tuy nhiên, nếu tình trạng liên tục xuất hiện thì rất có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu này lặp đi lặp lại, bạn cần đến thăm khám bác sĩ để tránh các biến chứng không mong muốn xảy ra.

    Những nguyên nhân gây tê tay

    Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh tê tay chân bạn nên tham khảo.

    Thiếu nguyên tố vi lượng

    Nguyên tố vi lượng là chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, gồm có vitamin và khoáng chất. Cơ thể bạn cần vitamin B12 để hệ thống dây thần kinh khỏe mạnh. Tình trạng thiếu hụt loại vitamin này có thể gây tê hoặc ngứa râm ran ở cả tay và chân. Bên cạnh đó, cơ thể bị thiếu kali và magie cũng có thể gây triệu chứng tê chân tay.

    benh-te-tay-chan-3

    Tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng tổn thương thần kinh, điều này ảnh hưởng tới cả tay và chân của bạn.

    Một số loại thuốc có thể kể đến gồm:

    • Thuốc chống động kinh: Phenytoin.

    • Thuốc chống ung thư: Cisplatin và Vincristine.

    • Thuốc điều trị tim hoặc huyết áp: Amiodarone và Hydralazine.

    • Thuốc kháng sinh: Metronidazole, Nitrofurantoin và Fluoroquinolones.

    Những triệu chứng khác của bệnh tê tay chân do thuốc gồm có:

    • Đuối sức.

    • Ngứa râm ran.

    • Có cảm giác bất thường ở tay.

    Hội chứng ống cổ tay

    Hội chứng ống cổ tay hay còn được gọi là hội chứng đường hầm cổ tay. Đường hầm ống cổ tay là một đường dẫn hẹp chạy qua trung tâm cổ tay. Ở trung tâm vị trí này, dây thần kinh giữa giúp truyền cảm giác cho những ngón tay.

    benh-te-tay-chan-4

    Hội chứng ống cổ tay gây tê tay

    Khi bạn thực hiện những hoạt động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như gõ bàn phím hoặc lắp ráp có thể khiến những mô xung quanh của vị trí này bị phồng lên và gây áp lực lên dây thần kinh. Điều này gây ra tình trạng tê tay cùng với cảm giác ngứa râm ran, đau và yếu.

    Tiểu đường gây tê tay

    Ở những người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể thường gặp khó khăn khi di chuyển đường từ máu vào tế bào. Vì vậy, khi lượng đường trong máu cao qua một thời gian dài có thể dẫn tới sự tổn thương thần kinh. Tình trạng này còn được gọi với cái tên là bệnh thần kinh tiểu đường.

    Chứng rối loạn tuyến giáp

    Tuyến giáp ở cổ sản xuất ra những hormone giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến giáp sản xuất hormone quá ít, đây là dấu hiệu cho thấy nó hoạt động kém dần hoặc bị suy giáp.

    benh-te-tay-chan-5

    Chứng rối loạn tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến các chi

    Nếu tình trạng suy giáp không được điều trị nhanh chóng, có thể làm tổn thương những dây thần kinh cảm giác ở tay chân và được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên. Bệnh này có thể gây yếu, ngứa râm ran và tê tay chân.

    Đột quỵ gây tê tay

    Tê tay thông thường không phải là dấu hiệu y tế khẩn cấp. Trong một số trường hợp hiếm gặp thì tê tay có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Vì vậy, bạn hãy tới bệnh viện ngay lập tức nếu gặp phải những dấu hiệu dưới đây:

    • Đầu óc lẫn lộn.

    • Khó phát âm hoặc hiểu lời người khác.

    • Đột ngột bị mờ ở một hoặc cả hai mắt.

    • Chóng mặt, bị mất thăng bằng hoặc đau đầu đột ngột.

    • Yếu hoặc tê đột ngột ở tay chân, đặc biệt là chỉ ở một bên cơ thể.

    Bệnh thần kinh liên quan tới rượu bia

    Rượu bia sẽ an toàn nếu bạn uống với một lượng vừa phải. Tuy nhiên, khi bạn uống quá nhiều rượu bia có thể làm hỏng các mô trên cơ thể, gồm có cả dây thần kinh. Vì thế, những ai hay lạm dụng rượu bia có thể gặp phải những triệu chứng ngứa râm ran, tê ở tay và chân.

    Bệnh Lyme gây tê tay

    Bệnh Lyme là bệnh do vi khuẩn gây ra, lây truyền bởi những con bọ chét nhiễm bệnh sống trên cơ thể động vật sang người. Những ai nhiễm vi khuẩn gây bệnh Lyme sẽ bị vết sưng đỏ và xuất hiện triệu chứng giống như bệnh cúm, chẳng hạn như sốt và ớn lạnh.

    Khi bệnh tiến triển, những triệu chứng khác có thể xuất hiện gồm:

    • Đuối sức.

    • Tê tay hoặc chân.

    • Đau khớp và sưng.

    • Khó khăn khi vận động cơ bắp.

    • Sốt, cứng cổ và nhức đầu dữ dội.

    • Tê liệt tạm thời ở một bên của khuôn mặt.

    Chứng đau cơ xơ hóa

    Đau cơ xơ hóa là tình trạng cảm thấy bị mệt mỏi và đau cơ. Tình trạng này đôi khi bị nhầm lẫn với hội chứng mệt mỏi mãn tính vì những triệu chứng đều có sự giống nhau. Cảm giác mệt mỏi và đau cơ xơ hóa có thể trở nên trầm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời. Cơn đau cơ thường tập trung ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

    benh-te-tay-chan-6

    Chứng đau cơ xơ hóa gây ra tình trạng tê tay

    Bệnh Lupus gây tê tay

    Lupus là một chứng bệnh tự miễn, có nghĩa là cơ thể bạn bị tấn công ở những cơ quan và mô. Chứng bệnh này gây viêm ở nhiều cơ quan và mô, gồm có khớp, tim, thận và phổi.

    Triệu chứng của bệnh Lupus có thể tự xuất hiện và biến mất, đồng thời phụ thuộc vào những bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng. Tình trạng viêm có thể gây nên áp lực, làm hỏng dây thần kinh và dẫn tới ngứa râm ran hoặc tê tay.

    Cách điều trị tê bàn tay tại nhà

    Hãy cùng tham khảo những cách điều trị tê bàn tay tại nhà để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

    Massage

    Sử dụng những loại tinh dầu như dầu ô liu, dầu dừa,... rồi massage nhẹ nhàng lên khu vực bị tê theo vòng tròn cho tới khi vùng bị tê nóng lên. Phương pháp điều trị tê bàn tay tại nhà này giúp máu lưu thông tốt, loại bỏ triệu chứng tê bàn tay ngay tại thời điểm thực hiện.

    benh-te-tay-chan-7

    Massage giúp tay hết tê nhanh chóng

    Chườm nóng

    Bạn nhúng miếng vải sạch vào nước nóng rồi chườm lên vùng tay bị tê trong khoảng 5 – 10 phút. Lặp lại cho tới khi không còn cảm giác tê. Bạn cũng có thể sử dụng vòi nước ấm, miếng dán hoặc túi chườm nóng.

    benh-te-tay-chan-8

    Chườm nóng giúp giảm bệnh tê tay chân hiệu quả

    Nẹp

    Bạn có thể đeo nẹp để bảo vệ bàn tay, giữ cho phần cổ tay thẳng, giúp giảm áp lực lên những dây thần kinh. Tùy vào điều kiện mà bạn có thể đeo nẹp vào ban ngày hoặc tối. Phương pháp điều trị tê bàn tay tại nhà này thường được áp dụng với trường hợp do hội chứng ống cổ tay.

    Sử dụng con lăn nhiệt Hecquyn để chữa tê tay

    Con lăn nhiệt Hecquyn là dụng cụ vừa có tác dụng massage, xoa bóp, bấm huyệt, vừa cứu huyệt, giúp khai thông kinh lạc, tăng cường tuần hoàn máu cho các chi. Dưới tác động của nhiệt tỏa ra từ đá thạch anh, toàn bộ thụ thể hệ thần kinh, hệ thần kinh tự chủ,... sẽ làm giãn mạch, tăng cường lưu thông. Từ đó cung cấp oxy nhiều hơn, chất dinh dưỡng nuôi dưỡng các tế bào cũng tăng, đẩy nhanh quá trình thải độc của cơ thể, giúp tay chân không còn tê bì.

    Không chỉ giúp cải thiện triệu chứng tê tay, con lăn nhiệt Hecquyn còn có tác dụng điều trị bệnh thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tê tay chân. Chính vì thế, tập luyện kiên trì với con lăn nhiệt Hecquyn sẽ giúp chữa tê tay một cách nhanh chóng, hiệu quả.  

     

    Những nguyên nhân gây tê chân

    Tay chân bị tê là do nhiều nguyên nhân gây ra. Có 2 nguyên nhân phổ biến: do sinh lý và bệnh lý.

    Tê chân do sinh lý

    Hiện tượng tê chân trái do sinh lý là một tình trạng rất bình thường của cơ thể. Khi bạn ngồi hay đứng lâu ở một tư thế sẽ khiến mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép, máu lưu thông không tốt thì tình trạng tê nhức chân tay sẽ xuất hiện.

    benh-te-tay-chan-9

    Những tư thế như ngồi xổm, ngồi vắt chân lâu sẽ khiến chân dễ bị tê

    Bên cạnh đó, việc chạy xe đường dài hay làm việc liên tục với máy tính cũng khiến hệ thần kinh chịu áp lực lớn, gây tổn thương lên những dây thần kinh làm chân tay dễ bị tê bì. 

    Ngoài ra, những yếu tố ngoại cảnh cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể dễ bị rối loạn cảm giác dẫn tới hiện tượng tê tay chân. 

    Tê chân do bệnh lý

    Tê bì chân là do dây thần kinh bị chèn ép bởi ảnh hưởng của bệnh lý. Các nguyên nhân bệnh lý có thể kể đến như bệnh về chuyển hóa, bệnh về thần kinh, thiếu dưỡng chất, bệnh xương khớp,...

    Những bệnh như rối loạn chuyển hóa lipid máu hay tiểu đường, béo phì và xơ vữa động mạch là nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng tê bì chân tay. Mạch máu bị chèn ép bởi xơ vữa động mạch gây ra hiện tượng máu lưu thông kém và tay chân bị tê bì. Bệnh viêm như đa dây thần kinh và rễ thần kinh cũng ảnh hưởng tới những dây thần kinh ở chi khiến tay chân thường xuyên bị tê nhức. 

    benh-te-tay-chan-10

    Người có nhiều bệnh lý dễ bị tê chân tay

    Hiện tượng thiếu vitamin nhóm B và những khoáng chất ở người sức khỏe yếu cũng gây ra hiện tượng tê chân tay. Các đối tượng thường gặp phải tình trạng này đó là người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai và người bị suy dinh dưỡng.

    Những bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp,... cũng là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng tay chân bị tê bì. Ngoài ra, những bệnh nhiễm trùng như bệnh lao, bệnh phong, bệnh Lyme, giang mai, thương hàn hay bị nhiễm độc kim loại cũng có thể gây ra tê tay chân. 

    Cách điều trị tê chân

    Một số cách điều trị tê chân hữu ích bạn có thể điểm qua như sau:

    Dùng thuốc giúp làm giảm triệu chứng

    Nếu bạn bị tê chân vì sinh lý chứ không mắc bất cứ bệnh nào thì bạn chỉ cần điều trị giảm bệnh tê tay chân và phục hồi sức khỏe. Để làm giảm bệnh tê tay chân, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn sử dụng những loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không có steroid kết hợp với paracetamol. 

    Nếu nguyên nhân là vì thiếu vitamin thì bạn cần bổ sung thêm những loại vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1, B12. Vitamin B có thể ở dạng uống hoặc tiêm. Bạn cũng nên chủ động sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B để cải thiện bệnh tê tay chân. Ngoài ra, bạn có thể được chỉ định sử dụng thêm những loại thuốc có công dụng giãn mạch ngoại vi. 

    Chữa tê chân bằng cách massage

    Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể thực hiện những động tác massage hàng ngày hoặc tập yoga. Một số động tác đơn giản dưới đây sẽ giúp tình trạng tê chân tay nhanh chóng biến mất.

    Bóp, xát chân

    Ngồi duỗi thẳng chân, hai tay nắm lấy cổ chân với ngón cái ở vị trí phía trước và những ngón còn lại ở phía sau chân. Bạn bóp vừa phải từ phần cổ chân lên tới đùi, lặp lại động tác này khoảng 3 lần. Sau đó, sử dụng hai tay nắm lấy cổ chân và chà xát mạnh từ phần cổ chân tới phần đùi, lặp lại động tác này khoảng 5 lần rồi đổi chân.

    Day, xoa đầu gối

    Bạn ngồi theo tư thế thoải mái nhất, duỗi thẳng hoặc co chân lại, sau đó đặt hai lòng bàn tay úp vào xương bánh chè và xoa bóp mỗi bên 20 lần.

    Xoay bàn chân

    Để chân duỗi thẳng, một tay giữ lấy phần gót, một tay giữ phần bàn chân, sau đó xoay bàn chân lần lượt theo hai chiều ngược nhau, mỗi chiều xoay khoảng 10 lần rồi lặp lại với chân còn lại. 

    Xát gan bàn chân

    Đặt bàn chân lên đùi chân kia rồi sử dụng tay kéo ngược gan bàn chân lại, làm căng gan bàn chân ra. Sau đó, sử dụng tay kia chà xát nhẹ nhàng lên phần gan bàn chân khoảng 30 - 50 lần rồi lặp lại với chân còn lại.

    Cách chữa bệnh tê tay chân do bệnh lý

    Trong trường hợp bạn mắc một bệnh lý nào đó và điều đó dẫn tới việc bạn bị tê chân tay thì cách tốt nhất là cần loại bỏ bệnh lý đó.

    • Nếu bạn bị tiểu đường thì cần kiểm soát đường huyết, lipid máu, sử dụng thuốc đều đặn kết hợp ăn kiêng và tập thể dục thể thao để giúp làm giảm nồng độ đường trong máu. 

    • Nếu tê chân tay vì những bệnh lý xương khớp thì cần điều trị dứt điểm, từ đó tình trạng tê chân tay cũng sẽ hết.

    Nếu phát hiện bệnh sớm sẽ quyết định hiệu quả của việc điều trị. Bạn cần đi khám sức khỏe ngay khi cảm thấy mình bị tê tay chân thường xuyên kèm theo những dấu hiệu bất thường của cơ thể.

    Sử dụng con lăn nhiệt để chữa tê chân

    Con lăn nhiệt Hecquyn là kết quả nghiên cứu và phát triển trong 20 năm. Đây là sáng chế tuyệt vời của Việt Nam, tổng hợp nhiều tinh hoa của những nguyên lý và phương pháp chữa bệnh giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. 

    Con lăn nhiệt có thể massage, xoa bóp, bấm huyệt giúp tăng cường tuần hoàn máu cho các chi. Dưới tác động của nhiệt tỏa ra từ đá thạch anh, toàn bộ thụ thể hệ thần kinh, hệ thần kinh tự chủ,... sẽ làm giãn mạch, tăng cường lưu thông. Từ đó cung cấp oxy nhiều hơn, chất dinh dưỡng nuôi dưỡng các tế bào cũng tăng, đẩy nhanh quá trình thải độc của cơ thể, giúp tay chân không còn tê bì.

    Con lăn nhiệt Hecquyn là dụng cụ giúp chăm sóc, phục hồi chức năng cột sống giúp điều trị các bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.  Các bài tập với con lăn nhiệt Hecquyn không chỉ giúp cải thiện triệu chứng tê tay chân mà còn tác động trực tiếp lên nguyên nhân gây bệnh. Chính vì thế,  thực hiện các bài tập ứng dụng cơ bản của con lăn nhiệt Hecquyn kiên trì, thường xuyên và đúng thao tác sẽ đem đến hiệu quả nhanh chóng.

    Một số ưu điểm của con lăn nhiệt Hecquyn:

    • Thẩm mỹ: Đây là một phương pháp tự tập luyện tại nhà nên không phải thực hiện các ca phẫu thuật rườm rà.

    • Dễ sử dụng: Sử dụng sản phẩm này chủ yếu trong trạng thái thư giãn cơ thể như ngồi hoặc nằm. 

    • An toàn: Những bài tập đều được nghiên cứu nên mang lại sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

    • Hỗ trợ điều trị được nhiều loại bệnh: Những bài tập sử dụng được ở tất cả vị trí trên cơ thể giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh trong cơ thể. 

    • Tiết kiệm thời gian: Sử dụng tại nhà chỉ từ 1 - 2 lần tập/ngày, thời gian tập không quá 20 phút. 

    • Tiết kiệm chi phí: Chỉ cần chi trả chi phí một lần và sử dụng lâu dài.

    Con lăn nhiệt Hecquyn là phương pháp khắc phục tê tay chân rất hiệu quả

    Bài tập chữa bệnh tê tay chân bằng con lăn nhiệt Hecquyn

    Bài tập chân số 1: Vùng đùi trước

    Vào tư thế chuẩn bị: Nằm úp xuống, đặt con lăn ở ngay dưới đùi, chống 2 khuỷu tay xuống sàn, 2 tay mở rộng ngang bằng vai, 2 chân mở rộng ngang hông, mũi chân chống trên sàn.

    Thực hiện động tác:

    Động tác 1: Dùng lực tay, bàn chân đẩy người lên phía trước, dùng đùi kéo con lăn theo, sau đó đẩy về vị trí ban đầu.

    Động tác 2: Ở tư thế chuẩn bị, nâng người lên, đưa đầu gối chạm sàn, dần chuyển thân từ trái sang phải, lặp đi lặp lại nhiều lần.

    Bài tập cùng con lăn nhiệt Hecquyn tác động trực tiếp vào vùng đùi trước

     

    Bài tập chân số 2: Vùng bắp chân

    Vào tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa lại, đưa con lăn nằm dưới bắp đùi, nhẹ nhàng thả lỏng cơ thể.

    Thực hiện động tác: Hai tay gập lại góc 90 độ, đưa lên phía trước. Nhấc từng chân ra khỏi con lăn rồi trở về vị trí ban đầu, thay phiên từng chân một.

    Bài tập cùng con lăn nhiệt Hecquyn tác động trực tiếp vào vùng bắp chân

    Chỉ với 15 - 20 phút tập luyện cùng con lăn nhiệt Hecquyn, bạn có thể cảm nhận được sự thư giãn về tinh thần, giãn cơ, giảm tê bì tay chân một cách rõ rệt.

    Chữa bệnh nên chữa tận gốc. Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm là 2 nguyên nhân chính gây tê tay chân. Chính vì thế, ngoài 2 bài tập chữa tê tay chân được hướng dẫn ở trên thì bạn nên tập thêm các bài tập đánh vào nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như:

    Những lưu ý từ chuyên gia về tê chân tay khi điều trị