COVID-19 có thể gây rối loạn cương dương ở nam giới trong bao lâu?
Một đánh giá về nghiên cứu vừa được công bố đã ghi nhận mối tương quan giữa những người nam giới khỏi COVID-19 với chứng rối loạn cương dương, các vấn đề sinh sản và tình dục khác.
Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ đáng ngạc nhiên giữa COVID-19 và chứng rối loạn cương dương. Không có khả năng đạt được và duy trì sự cương cứng để đạt được chức năng tình dục.
Tiến sĩ Amin Herati, Giám đốc vô sinh nam và sức khỏe nam giới tại Viện Tiết niệu Brady và trợ lý giáo sư về tiết niệu tại Đại học Johns Hopkins, cho biết: Vì COVID-19 xâm nhập vào rất nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, từ da đến não, các chuyên gia cho rằng không có gì ngạc nhiên khi rối loạn cương dương có thể gây ra hiệu ứng kéo dài, thậm chí sau khi phục hồi.
1. Rối loạn cương dương có nhiều nguồn gốc
Nguyên nhân của rối loạn cương dương rất khác nhau. Về mặt tâm lý, cần phải có sự kích thích; về mặt sinh lý, não và cơ thể cần giải phóng các hợp chất thích hợp để bắt đầu sự cương cứng; và về mặt thể chất, dương vật phải có khả năng cương cứng.
Tiến sĩ Herati cho biết: Khi coronavirus mới bắt đầu tái tạo trong cơ thể, hậu quả là bệnh tật có thể làm rối loạn mọi phần, từ mạch máu đến nồng độ testosterone, dẫn đến rối loạn cương dương.
Tiến sĩ Herati lưu ý, bất kỳ bệnh nặng nào ảnh hưởng đến cơ thể đều có thể gây rối loạn cương dương, nhưng COVID-19 có phản ứng viêm. Khi lượng hormone giảm xuống, nam giới sẽ nhận thấy khả năng cương cứng tự phát về đêm và giảm vào buổi sáng. Mất ham muốn giao hợp và giảm khả năng cương cứng tự phát là điều mà một số nam giới nhận thấy với COVID-19.
2. Các vấn đề về mạch máu do COVID-19 gây ra có thể gây ra rối loạn cương dương
Tiến sĩ Harris cho biết rằng, COVID-19 cũng ảnh hưởng đến mạch máu, tim và phổi của nam giới, và tác động đó có thể ảnh hưởng đến sự cương cứng. Nghĩa là trong trường hợp này, nam giới có thể muốn quan hệ tình dục nhưng không thể cương cứng. COVID-19 tấn công các mạch máu và các triệu chứng gây ra bởi biến chứng này của virus.
Cục máu đông trong phổi có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, bao gồm cả các mô nằm ở dương vật. Những người đàn ông có sức khỏe kém có nguy cơ phát triển rối loạn cương dương cao hơn và cũng có thể bị phản ứng nghiêm trọng với COVID-19. Có thể chỉ ra các vấn đề tiềm ẩn với tim hoặc tuần hoàn, đặc biệt là khi kết hợp với COVID-19. Nếu không nhận đủ máu đến các bộ phận khác của cơ thể do đông máu hoặc tim bị suy yếu, thì việc cương cứng sẽ rất khó khăn.
3. Tác động của COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần cũng có thể là một yếu tố đối với một số nam giới
Ngoài những ảnh hưởng về thể chất, tổn thất tinh thần khi phục hồi sau virus có thể đóng một vai trò trong việc ngăn chặn ham muốn tình dục. Có một mối liên hệ rất chặt chẽ với rối loạn cương dương và các tác động tâm lý từ COVID - 19.
Đối với một số người, việc phục hồi sau COVID-19 không đơn giản. Sau COVID-19, họ vẫn gặp các triệu chứng hoặc tác dụng phụ kéo dài, có thể đặc biệt có nguy cơ mắc do rối loạn cương dương đau khổ tâm lý. Trầm cảm, lo lắng và mệt mỏi đều có thể phá hủy ham muốn tình dục, dẫn đến các vấn đề sinh sản.
4. Rối loạn cương dương do COVID-19 gây ra có thể là một vấn đề ngắn hạn hoặc dài hạn
Cho đến khi COVID-19 tồn tại đủ lâu để nghiên cứu tác động lâu dài của nó, các chuyên gia vẫn chưa thể chắc chắn triệu chứng nào có khả năng kéo dài nhất hoặc ai có nguy cơ mắc bệnh kéo dài nhất.
Nhưng có một số hy vọng, testosterone thường phục hồi trở lại mức bình thường sau khi bệnh tạm thời qua đi. Không có dữ liệu nào nói rằng COVID-19 ảnh hưởng đến cấu trúc của dương vật. Với các hormone được thay thế và các mạch máu còn nguyên vẹn, rối loạn cương dương có thể là một vấn đề ngắn hạn.
Tuy nhiên, không có gì đảm bảo, các nhà nghiên cứu cũng chưa chắc chắn, không biết những hiệu ứng này sẽ kéo dài bao lâu về sau, nhưng một số nghiên cứu đã ghi nhận kéo dài trong ba tháng, sáu tháng hoặc thậm chí lâu hơn. Giống như các triệu chứng về thần kinh và tim mạch, vẫn chưa có đủ nghiên cứu để xác định rối loạn cương dương kéo dài bao lâu sau COVID-19.
5. Nên tiêm phòng COVID-19, ngay cả khi bị rối loạn cương dương
Cho dù COVID-19 có trực tiếp gây ra rối loạn cương dương hay không thì ít nhất hai điều kiện cũng có mối tương quan với nhau. Tuy nhiên, các tác dụng phụ khác như tổn thương phổi vĩnh viễn, mệt mỏi mạn tính và thậm chí tử vong, đã được xác nhận là các tác dụng phụ của bệnh.
Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là không có bằng chứng nào cho thấy vaccine COVID-19 gây ra rối loạn cương dương. Tác dụng phụ của nó cũng giống như tác dụng phụ của việc tiêm phòng bệnh cúm hàng năm. Điều này cũng được các chuyên gia y tế khuyến khích. Để tránh rối loạn cương dương có thể là lý do nam giới nên đi tiêm phòng COVID-19.
6. Nên đến gặp bác sĩ nếu sau mắc COVID-19 nghi ngờ bị rối loạn cương dương
COVID-19 là một căn bệnh nghiêm trọng và bước đầu tiên là giải quyết các triệu chứng và tác dụng phụ nghiêm trọng, như khó thở hoặc các vấn đề về tim. So với những biến chứng này, nên rối loạn cương dương xếp cuối danh sách ưu tiên.
Nếu đã bình phục sau khi mắc COVID-19 nhưng nam giới vẫn gặp rối loạn cương dương, nên đi khám để giúp xác định nguyên nhân gây rối loạn cương dương để bác sĩ đưa ra các giải pháp điều trị.
Xem thêm:
-
Levina - Giải pháp tối ưu trong điều trị rối loạn cương dương ở nam giới
-
So sánh trực tiếp Tadalafil và Sildenafil (Viagra): Thuốc nào điều trị rối loạn cương dương tốt hơn.